0

Hiện chưa có sản phẩm

Tổng tiền:

Hướng dẫn cách viết mẫu thư cảm ơn nhà tài trợ chi tiết, thu hút

Một mẫu thư cảm ơn nhà tài trợ chuyên nghiệp, đúng chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tạo được ấn tượng sâu sắc với nhà tài trợ, đồng thời tạo cơ hội hợp tác lâu dài với họ trong tương lai.

Thư cảm ơn nhà tài trợ được sử dụng khi cá nhân hoặc tổ chức muốn gửi lời cảm ơn vì sự giúp đỡ của nhà trợ đến công việc của họ trong thời gian vừa qua. Nội dung các mẫu thư cần thể hiện tôn trọng, lịch sự và biết ơn chân thành gửi đến những nhà tài trợ. Đồng thời thể hiện mong muốn được hợp tác, giúp đỡ trong thời gian tiếp theo.

mau thu cam on khach hang

Viết thư cảm ơn nhà tài trợ không khó, tuy nhiên để viết được một mẫu thư hoàn chỉnh, đúng chuẩn thì không phải ai cũng có thể làm được. Tròng bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách để có thể viết được những mẫu thư cảm ơn nhà tài trợ hay, chi tiết nhất. Cùng tham khảo để biết cách thực hiện nhé.

Mẫu thư cảm ơn là gì?

Thư cảm ơn là một dạng văn bản được sử dụng khá phổ biến hiện nay trong nhiều trường hợp khác nhau. Tùy từng trường hợp cụ thể mà hình thức thư cảm ơn sẽ có những tên gọi, cách viết và mục đích sử dụng riêng. Khi sử dụng thư cảm ơn, người dùng đều có một mục đích chung đó là bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành đến một tập thể hay một cá nhân nào đó. 

mau thu cam on nha tai tro

Bố cục của một mẫu thư cảm ơn bao gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết luận. Cách viết mẫu đơn này cũng rất đơn giản, không có quy chuẩn cụ thể nào nên bạn hoàn toàn có thể tự phát huy ý kiến ​​và tư duy của mình. Tuy nhiên, bức thư cảm ơn vẫn cần thể hiện được sự tôn trọng, lịch sự và lời cảm ơn chân thành đối với người nhận.

Thư cảm ơn nhà tài trợ bao gồm những gì?

Một mẫu thư cảm ơn nhà tài trợ bao gồm rất nhiều yếu tố. Để viết thư cảm ơn nhà tài trợ đầy đủ, chính xác nhất bạn cần nêu rõ một số ý dưới đây: 

  • Lời chào gửi đến nhà tài trợ 
  • Lời giới thiệu sơ nét về đơn vị, tổ chức nhận kinh phí tài trợ 
  • Lý do được nhận tài trợ, nói rõ thông tin của nhà tài trợ như địa điểm, thông tin liên quan,… 
  • Được tài trợ những gì? (bao gồm tiền, vật chất, tình cảm,...)
  • Lời cảm ơn của đơn vị nhận tài trợ gửi đến nhà tài trợ. 
  • Song đó hãy hứa hẹn làm tốt hơn và mong nhà tài trợ ủng hộ trong thời gian tiếp theo. 
  • Kết thư, ký tên người đứng đầu của đơn vị, tổ chức nhận kinh phí tài trợ.
  • Thư cảm ơn nên viết ngắn gọn trong nửa trang giấy A4, ngôn ngữ súc tích, đúng chính tả, ngữ pháp.

Thư cảm ơn nhà tài trợ là cầu nối giữa 2 phía, hy vọng sự giúp đỡ này sẽ tiếp tục trong thời gian tiếp theo. Điều quan trọng trong một mẫu thư cảm ơn nhà tài trợ là nội dung thư cảm ơn cần thể hiện được sự chân thành, tôn trọng và lịch sự gửi đến nhà tài trợ.

Khi nào nên gửi thư cảm ơn nhà tài trợ?

Sau bao lâu thì nên gửi thư cảm ơn nhà tài trợ? Nên gửi mẫu thư cảm ơn vào thời điểm nào là thích hợp nhất? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Và lời khuyên cho các bạn là nên gửi các mẫu thư cảm ơn nhà tài trợ trong vòng 24 giờ sau khi hoàn thành bất kỳ hoạt động nào. 

mau thu cam on nha tai tro

Ví dụ: Sau khi nhận được hỗ trợ, bạn nên gửi thư cảm ơn trong vòng 24 giờ sau khi sự kiện đó kết thúc. Đây là thời điểm rất tốt để gửi thư, qua đó thể hiện sự chân thành và lịch sự của bạn. Bạn không nên chần chừ mà hãy gửi thư cảm ơn càng sớm càng tốt.

Hướng dẫn cách viết các mẫu thư cảm ơn nhà tài trợ

Hiện tại, tất cả các mẫu thư cảm ơn khách hàng, đối tác, nhà tài trợ… đều có bố cục 3 phần: mở đầu, thân và kết đơn giản và trong các phần sẽ có những nội dung truyền tải khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể và chi tiết cách viết thư cảm ơn nhà tài trợ trong mọi tình huống bạn có thể tham khảo như:

  • Mở đầu thư: bao gồm tiêu đề thư, tên nhà tài trợ.
  • Nội dung mẫu thư cảm ơn nhà tài trợ: bày tỏ lời cảm ơn đến các nhà tài trợ đã đồng hành với mình trong sự kiện vừa qua. Cần thể hiện sự trân trọng và biết ơn đối với các nhà tài trợ đã giúp đỡ doanh nghiệp bạn trong sự kiện vừa rồi. Đồng thời thể hiện mong muốn được hợp tác lâu dài với họ trong thời gian tới.
  • Kết thúc thư cảm ơn: ký tên, xác nhận của người viết thư cảm ơn nhà tài trợ.

Ví dụ bạn có thể tham khảo:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do -  Hạnh Phúc

Hà Nội, ngày… tháng...năm

THƯ CẢM ƠN NHÀ TÀI TRỢ

Kính gửi: các nhà tài trợ

Lời đầu tiên, thay mặt cho Ban tổ chức sự kiện …. Ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty …. xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những mạnh thường quân, những nhà tài trợ đã ủng hộ nhiệt tình bằng vật chất và tinh thần cho chương trình này.

Ngày... tháng ... năm ..., Công ty …. đã tổ chức Chương trình... Sự kiện đã diễn ra trong không khí trang trọng, ấm cúng, đoàn kết, phấn khởi với nhiều bất ngờ, thú vị. Có thể nói Chương trình diễn ra rất thành công, tạo ấn tượng tốt đẹp, cảm xúc phấn chấn xúc động trong lòng mỗi người.

Để có được kết quả đó là nhờ sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của mỗi thành viên và đặc biệt sự ủng hộ nhiệt tình của các nhà tài trợ. Một lần nữa, chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể các đơn vị tài trợ cho buổi lễ và xin chúc Quý công ty và đơn vị ngày càng phát triển và thành công trong tương lai. Chúng tôi mong muốn, quan hệ giữa Công ty…. và  Các nhà tài trợ ngày càng phát triển bền vững trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

Chúng tôi cũng tin tưởng và hy vọng rằng trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và hợp tác nhiều hơn nữa từ phía Quý đơn vị và Quý công ty

Trân trọng,

Ban tổ chức sự kiện

Ký tên

Một số lưu ý khi viết thư cảm ơn nhà tài trợ

Để bức thư cảm ơn nhà tài trợ trở nên chuyên nghiệp và đầy đủ nhất, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khi viết thư cảm ơn nhà tài trợ, bạn cần thể hiện lời cảm ơn chân thành và sâu sắc gửi đến nhà tài trợ từ thiện, đóng góp gây quỹ hỗ trợ,…
  •  Nội dung thư cảm ơn cần viết ngắn gọn, thể hiện sự tôn trọng, lịch sự đến nhà tài trợ. Mong trong thời gian tiếp theo nhận được sự quan tâm và giúp đỡ từ nhà tài trợ nhiều hơn. 
  • Đặc biệt, người viết thư cảm ơn cần nêu rõ thông tin, địa chỉ của nhà tài trợ đã giúp đỡ, quyên góp trong thời gian vừa qua.
  • Với một bức thư từ cảm ơn trên, bạn có thể gửi qua Email, gửi qua thư truyền thống hoặc đăng trực tiếp trên website và các trang mạng xã hội để công bố rộng rãi hơn.

Với những thông tin chúng tôi chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã có hiểu rõ và tự tạo cho doanh nghiệp mình những mẫu thư cảm ơn nhà tài trợ đầy đủ và chuyên nghiệp nhất. Chúc bạn thành công.

Bài viết liên quan

10 cách thuyết phục khách hàng mua quần áo 99% chốt đơn thành công

Ngoài sản phẩm đẹp, mẫu mã đa dạng,… cách thuyết phục khách hàng mua quần áo của đội ngũ nhân viên tư vấn cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đến doanh thu của cửa hàng nhé.

Giải đáp thắc mắc: Quan hệ khách hàng là gì?

Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ  “Quan hệ khách hàng là gì?” và kỹ năng của chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân cần phải có để phục vụ công việc.

1001 cách tìm kiếm khách hàng của nhân viên kinh doanh

Đối với nhân viên kinh doanh, nếu biết cách tìm kiếm khách hàng sẽ giúp bạn mở rộng tệp khách hàng tiềm năng, nâng cao doanh số bán hàng.

Bí quyết nào để doanh nghiệp 'giữ chân' khách hàng lâu năm?

Để phát triển một doanh nghiệp bền vững, việc giữ chân khách hàng trung thành là cực kỳ quan trọng.

Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng như thế nào mới đạt chuẩn?

Xây dựng một quy trình chăm sóc khách hàng chuẩn, chuyên nghiệp sẽ giúp chủ doanh nghiệp tối đa hóa trải nghiệm khách hàng và tăng tỉ lệ chốt đơn hàng để nâng cao doanh số.

Bài viết xem nhiều

Có thể bạn không biết cách xóa biểu tượng cảm xúc trên messenger nhanh nhất 2020

Hiện giờ Facebook đã hỗ trợ tính năng xóa biểu tượng cảm xúc messenger. Nếu bạn chưa biết cách thực hiện mình sẽ hướng dẫn các bước để xóa các icon trên messenger ngay lập tức.

Hướng dẫn cách tăng Like Facebook trên điện thoại

Bài viết trên Facebook sẽ tiếp cận đến nhiều người hơn nếu bạn biết đến cách tăng Like Facebook trên điện thoại được chia sẻ qua bài viết dưới đây.

Top 10 những mặt hàng dễ kinh doanh nhất hiện nay

Nếu bạn không biết kinh doanh gì để tăng thu nhập thì đây là danh sách tổng hợp tất cả những ngành hàng cần vốn đầu tư thấp, lợi nhuận cao, có thể phát triển cả 2 mô hình kinh doanh online và offine.

Ý tưởng kinh doanh đồ ăn vặt cho học sinh 'dễ bán sinh lời khủng'

Bạn dự định lên ý tưởng kinh doanh đồ ăn vặt nhưng chưa biết lựa chọn nào cho phù hợp. Dưới đây là những món ăn vặt được nhiều người yêu thích, đem lại doanh thu, hiệu quả kinh doanh cao.

Kinh doanh nước ép hoa quả kiếm bộn tiền nhờ bí quyết sau

Kinh doanh nước ép hoa quả là một hình thức đang được các bạn trẻ lựa chọn bởi lẽ với số vốn bỏ ra nhỏ và những sản phẩm thơm ngon có nguồn gốc từ tự nhiên hứa hẹn sẽ mang đến lợi nhuận lớn.