0

Hiện chưa có sản phẩm

Tổng tiền:

Những tiêu chí đánh giá nhân viên được nhiều người áp dụng hiện nay

Để quản lý cũng như phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, bạn cần phải lưu ngay những tiêu chí đánh giá nhân viên được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.

Đánh giá nhân viên là một trong những hoạt động thường kỳ và quan trọng của người quản lý để làm cơ sở cho việc khen thưởng, kỷ luật hay đưa ra các quyết định điều chỉnh sao cho phù hợp. Quá trình này nếu được thực hiện chính xác, không chỉ giúp bạn quản lý nhân sự hiệu quả mà còn tạo động lực cho nhân viên cố gắng, hoàn thành tốt các công việc được giao. Vậy các tiêu chí đánh giá nhân viên văn phòng, nhân viên kinh doanh hiện nay là gì? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những nội dung cần để đánh giá nhân các doanh nghiệp có thể tham khảo áp dụng. Cùng Salekitvn khám phá xem đó là gì nhé!

Tại sao cần đánh giá nhân viên?

Đánh giá nhân viên được coi là một trong những khâu quan trọng nhất trong hoạt động quản trị nhân sự của mỗi doanh nghiệp. Đây là công việc vô cùng cần thiết để người quản lý đánh giá năng lực, xem xét mức độ phù hợp với công việc và đưa ra những chế độ thưởng, phạt hợp lý, giúp nhân viên khắc phục những thiếu sót. Đặc biệt, đối với những nhân viên kinh doanh, hoạt động này lại càng cần diễn ra liên tục và thường xuyên hơn.

tieu chi danh gia nhan vien

Đánh giá nhân viên không phải là điều dễ dàng, chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần đưa ra những tiêu chí chung, áp dụng cho các cấp bậc nhân viên khác nhau để có thể đánh giá một cách khách quan nhất. Việc đánh giá nhân viên trong doanh nghiệp được thực hiện khi:

  • Kết thúc thời gian thử việc: đánh giá để quyết định xem nhân viên đó có đủ khả năng để được làm nhân viên chính thức hay không hay vẫn cần thử việc tiếp hoặc loại bỏ.
  • Đánh giá định kỳ hàng tháng, quý, năm: làm căn cứ khen thưởng, kỷ luật…
  • Đến hạn xét tăng lương: để đưa ra quyết định tăng lương cho những nhân viên có năng lực làm việc tốt.
  • Khi hết hạn hợp đồng làm việc: đưa ra quyết định có tái ký hợp đồng không.

Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá nhân viên theo từng vị trí làm việc khác nhau để đánh giá chính xác năng lực của từng người. Tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp mà tiêu chí đánh giá nhân viên cũng có sự khác biệt, tuy nhiên hầu hết đều dựa trên các tiêu chí đánh nhân viên cơ bản sau:

Tiêu chí đánh giá thái độ làm việc của nhân viên

Ngoài năng lực thì thái độ làm việc cũng là một yếu tố quan trọng trong tiêu chí đánh giá nhân viên mà các doanh nghiệp rất chú trọng. Thái độ làm việc của nhân viên được đánh giá thông qua các tiêu chí như:

tieu chi danh gia nhan vien

  • Tính trung thực: đây là tiêu chí hàng đầu được nhà quản lý đặc biệt quan tâm và đánh giá cao bởi vì nó sẽ giúp bạn tạo được sự tin tưởng của ban lãnh đạo, đồng nghiệp và trao phó những việc lớn.
  • Sự nhiệt tình: thể hiện ở việc nhân viên đó luôn hăng say, tận tụy trong công việc, không lười biếng, không ngại khó, ngại khổ.
  • Tôn trọng cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng: thái độ thân thiện, sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu và đóng góp ý kiến.
  • Kỷ luật: chấp hành đầy đủ và nghiêm túc các nguyên tắc của công ty đề ra, đi làm đúng giờ, cẩn thận có trách nhiệm trong công việc…
  • Tinh thần lạc quan, cầu tiến để hoàn thành tốt công việc và tạo được không khí làm việc vui vè cho mọi người.

Tiêu chí đánh giá năng lực của nhân viên

Năng lực làm việc của nhân viên được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau: mức độ làm việc, mức độ phát triển trong công việc và mức độ hoàn thành công việc mà bạn đưa ra những tiêu chí đánh nhân viên kinh dooanh của mình.

  • Mức độ làm việc: tiêu chí này được đánh giá dựa trên công việc và thời hạn làm việc của nhân viên. Người quản lý sẽ đánh giá được hiệu quả trong công việc của nhân viên đó dựa vào KPI đã đặt ra xem có phù hợp với vị trí cũng như công việc đó hay không.

tieu chi danh gia nhan vien

  • Mức độ phát triển trong công việc: thông qua KPI của từng nhân viên, người quản lý sẽ đánh giá được nhân viên đó có đạt được mục tiêu công việc hay không, nguyện vọng gắn bó với công ty như thế nào và những khó khăn gặp phải là gì để từ đó đưa ra những hướng giải quyết tốt nhất.
  • Mức độ hoàn thành công việc: tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc sẽ giúp người quản lý đánh giá chuẩn nhất năng lực của nhân viên đó. Từ đó, đưa ra những kế hoạch đào tạo để nâng cao kỹ năng cũng như năng lực của nhân viên.

Tiêu chí đánh giá nhân viên dựa trên hình thức

Với tiêu chí này, những nhà quản lý thường đánh giá nhân viên theo các hình thức sau:

  • Đánh giá nhân viên từ cấp cao đến cấp thấp

Các nhà quản lý đánh giá nhân viên cấp dưới của mình tùy thuộc vào tính chất công việc và các cấp độ làm việc khác nhau. Công việc này được thực hiện trong các phòng ban, chủ yếu là tương tác giữa nhân viên và quản lý trực tiếp của mình.

tieu chi danh gia nhan vien

  • Đánh giá nhân viên theo ngang cấp

Đây là cách  để bạn đánh giá những nhân viên có vị trí ngang nhau, dựa trên những chuyên môn chung để nhận xét về năng lực của họ. Tiêu chí đánh giá này dựa trên sự khách quan của các thành viên trong doanh nghiệp.

  • Đánh giá nhân viên toàn diện

Cách đánh giá này là tiêu chí tổng hợp nhất để ban lãnh đạo doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhân sự của mình. Thông qua những nhận xét về nhân viên từ khách hàng, đồng nghiệp, những người xung quanh sẽ giúp nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về nhân viên đó.

Việc đánh giá nhân viên nên được tiến hành theo tuần, tháng, quý, năm… trong các doanh nghiệp để người quản lý có thể nắm rõ năng lực cũng như thái độ làm việc của nhân viên. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có trau dồi được cho mình những tiêu chí đánh giá nhân viên hữu ích. Chúc bạn thành công.

Bài viết liên quan

Sếp có 5 đức tính sau thì nhân viên còn mừng hơn là trúng số độc đắc

Một ông chủ tồi hay tâm lý với nhân viên là điều vô cùng quan trọng sẽ ảnh hưởng tới tinh thần, hiệu quả làm việc và cơ hội phát triển của bạn. Bạn yêu hay ghét công việc đó một phần cũng bởi sếp!

Kiến thức về ngành Sale và bí quyết để trở thành nhân viên Sales giỏi

Ai cũng có thể bán hàng nhưng để trở thành Sales giỏi thì không phải ai cũng làm được. Những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn chinh phục được ngành Sale một ngành sẽ tiếp tục phát triển trong năm 2020.

Nhân viên kinh doanh là gì? Những kiến thức và kỹ năng cần có

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhân viên kinh doanh là gì? Cần những kiến thức và kỹ năng gì để có thể trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc.

Phân quyền công việc: Cách quản lý nhân viên trong thời đại mới

Phân quyền công việc là cách để mỗi người nhân viên phải chịu trách nhiệm những công việc cụ thể. Đây là việc làm cần thiết vì không một CEO nào có thể 3 đầu 6 tay để thực hiện tất cả mọi việc.

Kịch bản chăm sóc khách hàng qua điện thoại chuẩn chỉ cho Telesale

Kịch bản chăm sóc khách hàng qua điện thoại được xây dựng với mục đích để đảm bảo mức độ hài lòng của khách hàng thông qua qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ khi, phương thức chăm sóc sau khi bán hàng. 

Bài viết xem nhiều

Có thể bạn không biết cách xóa biểu tượng cảm xúc trên messenger nhanh nhất 2020

Hiện giờ Facebook đã hỗ trợ tính năng xóa biểu tượng cảm xúc messenger. Nếu bạn chưa biết cách thực hiện mình sẽ hướng dẫn các bước để xóa các icon trên messenger ngay lập tức.

Hướng dẫn cách tăng Like Facebook trên điện thoại

Bài viết trên Facebook sẽ tiếp cận đến nhiều người hơn nếu bạn biết đến cách tăng Like Facebook trên điện thoại được chia sẻ qua bài viết dưới đây.

Top 10 những mặt hàng dễ kinh doanh nhất hiện nay

Nếu bạn không biết kinh doanh gì để tăng thu nhập thì đây là danh sách tổng hợp tất cả những ngành hàng cần vốn đầu tư thấp, lợi nhuận cao, có thể phát triển cả 2 mô hình kinh doanh online và offine.

Ý tưởng kinh doanh đồ ăn vặt cho học sinh 'dễ bán sinh lời khủng'

Bạn dự định lên ý tưởng kinh doanh đồ ăn vặt nhưng chưa biết lựa chọn nào cho phù hợp. Dưới đây là những món ăn vặt được nhiều người yêu thích, đem lại doanh thu, hiệu quả kinh doanh cao.

Kinh doanh nước ép hoa quả kiếm bộn tiền nhờ bí quyết sau

Kinh doanh nước ép hoa quả là một hình thức đang được các bạn trẻ lựa chọn bởi lẽ với số vốn bỏ ra nhỏ và những sản phẩm thơm ngon có nguồn gốc từ tự nhiên hứa hẹn sẽ mang đến lợi nhuận lớn.